Những lưu ý khi ươm cây cao su mà các nhà vườn lưu ý

Cây cao su có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ và được nhập vào Việt Nam từ 1897. Cây cao su được trồng tập trung ở Đông Nam Bộ, kế đến là ở Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.

Để các vườn cao su đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, một trong các điều kiện có tính quyết định là ươm những cây con thuộc loại giống sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, ít bệnh, thích nghi với điều kiện môi trường và phải đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Những lưu ý khi ươm cây cao su mà các nhà vườn lưu ý

Khi ươm cây cao su, nên lưu ý những điều sau để tránh cây bi hư hại, không tăng trưởng được.

a) Chọn đất làm vườn ươm

– Đất phải thoát nước tốt, bằng phẳng hoặc dốc nhẹ, sâu và độ phì tốt. Phải tránh đất có nhiều sỏi hoặc đá.

– Nguồn nước phải gần và đủ lượng trong mùa khô để tưới.

– Có đường giao thông thuận lợi để vận chuyển cây giống.

b) Thiết kế vườn ươm

– Thiết kế phải bảo đảm chống xói mòn, chống úng và thuận lợi cho việc thi công, vận chuyển giống sau này. Lối đi rộng 3 – 5 m.

c) Đào rãnh, bón lót

– Đào rãnh sâu 50 cm, rộng 50 cm và 2 mép rãnh cách 70 cm. Rãnh được đào từng đoạn sao cho lớp đất mặt được lấp xuống đáy.

– 15 ngày trước khi trồng, sử dụng 20 tấn phun hữu cơ và 1 tấn phân supe lân bón cho 1 ha trộn với đất để lấp đầy rãnh.

d) Chuẩn bị hạt giống

– Loại hạt giống: trong các giống trồng phổ biến hiện nay, dòng vô tính GT1 cho hạt làm gốc ghép tốt nhát với tỷ lệ cây con khoẻ và đồng đều cao. Hạt của những dòng vô tính cao sản khác có thể làm gốc ghép nhưng cần chú ý tỉa loại cây sinh trưởng kém và bị vàng lá.

– Chỉ dùng hạt tươi, vỏ có màu sáng bóng, nặng. Loại bỏ hạt lép, bệnh, dị hình.

– Hạt có thể được đặt úp bụng xuống theo hàng, hoặc trải hạt thành 1 lợp dày 10 cm và trên phủ một lớp cát che kín lưng hạt.

– Tưới nước hàng ngày 2 – 3 lần với lượng nước 4 lít/m2. Không để bị úng.

e) Trồng hạt ở vườn ươm

– Mỗi điểm thiết kế trồng 1 hạt. Moi đất tạo thành lỗ sâu rộng khoảng 3 cm, sâu 2 cm, đặt hạt úp bụng xuống hoặc rễ quay xuống đất, dùng tay kéo đất lấp lưng hạt khoảng 1 cm và ém chặt chung quanh.

– Hàng ngày, kiểm tra để loại bỏ và trồng giặm ngay những cây con không đạt yêu cầu.

f) Tưới nước

– Tưới nước hàng ngày nếu không mưa ngay sau khi trồng hạt. Hai tháng sau trồng có thể tưới 2 lần/tuần với lượng nước 10 lít/m2/lần. Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

– Trước khi bón phân, cũng cần tưới nước đủ ẩm và sau khi bón, tưới để hoà tan phân.

– Trước khi ghép, cần tưới nước đủ ẩm, tránh tưới ngay sau khi ghép, nên sau ghép hơn 2 ngày.

g) Bón phân

– Lần bón đầu tiên là sau khi trồng 1 tháng, khi cây có 2 tầng lá ổn định, các lần sau cách 1 tháng. Trước khi ghép 1 tháng, ngưng bón phân vào gốc.

– Trộn phân đều và rải phân giữa 2 hàng đơn lần bón đầu, các lần sau bón dọc theo hai bên hàng kép, xới nhẹ để vùi phân.

– Trong mùa khô, bón phân kết hợp với tưới nước.

– Có thể tăng cường phân bón lá để thúc đẩy sinh trưởng của cây con.

h) Phòng trị bệnh

Những cây con sinh trưởng khoẻ mạnh, cần có biện pháp phòng trị kịp thời các loại bệnh và côn trùng phá hại.

Cách tốt nhất để trồng cây su được khỏe mạnh, phát triển tốt thì lựa chọn tốt nhất dành cho nhà vườn là những mẫu túi ươm cây giống các loại.

Quá trình ươm cây cao su ở nhà vườn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x